Đăng Nhập

Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?

Đăng Ký

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  

  • sadasd

    [Sức khỏe 24h Trẻ Nhỏ] Bé 2 tháng tuổi biết làm những gì?

      giadinh

      số bài gửi : 152

      Points : 454

      Reputation : 2

      Join date : 2016-11-29

      #1

       Tue Nov 29, 2016 9:11 am

      Bé 2 tháng tuổi biết làm những gì?


      Bé bắt đầu thể hiện nhiều loại cảm xúc hơn bao gồm: hài lòng, mong đợi và không hài lòng.

      Bây giờ, bé bắt đầu biết đến sự dỗ dành của những giọng nói thân quen và việc ẵm bồng.- Bắt đầu cười với người khác

      Cố gắng nhìn gương mặt của bố, mẹ

      Chú ý tới khuôn mặt người

      Bắt đầu dõi mắt theo những vật chuyển động và nhận ra người ở khoảng cách nhất định

      Bắt đầu thể hiện cảm xúc khi buồn chán (khóc, quấy)

      Cụ thể sự phát triển của bé 2 tháng tuổi qua các cơ quan, chi tiết bé phát triển


      Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có khả năng chú ý đến những sự việc diễn ra xung quanh mình và khả năng kiểm soát cơ thể của bé cũng tốt hơn. Vào khoảng 6 tuần tuổi, bé sẽ bắt đầu đáp ứng lại tình cảm của mẹ bằng những nụ cười và tính cách riêng của bé cũng bắt đầu bộc lộ rõ nét. Tùy vào từng giai đoạn mà bà mẹ có cách chăm sóc trẻ đúng cách.

      1. Tầm nhìn của bé

      – Lúc này mắt bé đã mở to, tầm nhìn cũng được xa hơn giai đoạn bé mới chào đời. Bé thường chăm chú vào những đồ vật nhỏ treo gần mặt. Bé cũng có phản xạ đưa tay ra tóm lấy những đồ chơi này.

      – Bé có thể nhận biết được hai màu sắc cơ bản là đen và trắng. Tuy nhiên để bé phát triển tốt vùng thị giác, bạn nên chọn những loại đồ chơi nhiều màu sắc

      – Ngoài ra, bạn có thể chọn những món đồ chơi dễ cầm nắm và phát ra nhiều âm thanh khác nhau, cho bé tìm nơi phát ra âm thanh để luyện tập thính giác cho bé.

      – Để phát triển thị giác cho bé được tốt nhất, bạn nên treo những đồ chơi có dây treo và phát ra âm thanh trên đầu giường có thể hấp dẫn sự chú ý của bé. Những món đồ chơi này vừa luyện tập thị giác, vừa luyện tập thính giác cho bé.

      – Ngoài việc treo đồ chơi, bạn cũng có thể treo những hình vẽ trên đầu giường hoặc dán lên tường để bé xem nhằm luyện tập thị lực cho bé.

      2. Hoạt động của bé

      – Giai đoạn này, bé của bạn không còn chịu nằm yên ngủ nữa, nhiều bé thường có thói quen nắm tròn bàn tay lại trong thời gian dài. Thi thoảng, bé có thể xòe rộng các ngón tay và tóm chặt một vật gì đó ở gần, thậm chí là tóc hay áo của bạn.

      – Ngoài ra, bé có sở thích cho tay vào miệng.

      – Bây giờ, nếu bạn đưa cho bé một món đồ nhẹ, bé cũng có thể nhấc, nâng vật đó lên được.

      – Bạn có thể cho bé chơi những món đồ chơi nhỏ có thể nhiều màu sắc, cho bé tập khả năng cầm, nắm và phát triển thị lực cho bé

      3. Âm thanh

      – Bé của bạn lúc này đã biết chóp chép miệng hay phát ra những âm thanh chưa rõ nghĩa như “ê..ê”, “a..a”, “ou..ou”… Bé cũng rất thích “hóng chuyện” và tỏ ra đặc biệt chăm chú nhìn cử động miệng của bạn. Bé có xu hướng lặp đi lặp lại những âm thanh quen thuộc đó hàng ngày.

      – Vì thế, bạn hãy nói chuyện nhiều hơn với bé, kể chuyện cho bé nghe hay là hát cho bé nghe, bé của bạn sẽ thích lắm đấy.

      4. Thính giác

      Giai đoạn này với bé, cơ quan thính giác đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần. Bé có thể hướng đầu, quay mặt về phía người hỏi chuyện bé. Bé đặc biệt thích thú khi được nghe giọng nói của bạn hay của những người xung quanh. Lúc này, bé đã biết phản xạ với tiếng nói hoặc âm thanh. Bé sẽ lắng nghe chăm chú và có thể có phản ứng đáp lại.

      Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển


      – Âu yếm, nói chuyện, và chơi với bé trong lúc cho bé ăn, thay đồ và tắm cho bé.
      – Giúp bé học cách trấn an bản thân. Không vấn đề gì nếu bé mút tay mình
      – Hãy bắt đầu tạo thời gian biểu và thực hiện đều đặn cho bé, bao gồm cả việc luyện cho bé ngủ đêm nhiều hơn ban ngày.
      – Làm quen với những điều bé thích và không thích có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tự tin hơn.
      – Luôn tỏ ra hào hứng và cười khi bé ú ớ phát ra âm thanh.
      – Thỉnh thoảng bạn hãy bắt chước những âm thanh của bé, nhưng cũng hãy dùng cả những âm tiết rõ ràng của bạn.
      – Hãy lưu tâm đến những tiếng khóc khác nhau của bé bạn sẽ học được cách phân biệt được khi nào bé cần gì.
      – Nói chuyện, đọc sách, và hát cho bé nghe.
      – Chơi ú òa với bé. Giúp bé cùng chơi ú òa
      – Đặt một chiếc gương an toàn vào trong cũi hoặc giường của bé để bé có thể nhìn được mình trong gương.
      – Cùng xem tranh với bé và nói cho bé nghe về bức tranh
      – Cho bé nằm sấp khi bé thức dậy và đặt đồ chơi cạnh bé

      Có Thể Bạn Quan Tâm

      Đang tải...