Đăng Nhập

Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?

Đăng Ký

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  

  • sadasd

    [Sức khỏe 24h Trẻ Nhỏ] Dạy con kiểu Nhật và những quy định ngầm khi nuôi con kiểu Nhật

      Nguyen_Hai_Dang

      số bài gửi : 2

      Points : 6

      Reputation : 0

      Join date : 2017-03-16

      #1

       Thu Mar 16, 2017 4:52 pm

      Các chuyên gia giáo dục sớm theo phương pháp Glenn Doman rất đề cao phương pháp dạy con của người Nhật. Rất ít người biết rằng trẻ em Nhật được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và học kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.

      Mẫu giáo


      Các lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp.

      Đến giờ ăn, trẻ được phân công phục vụ đồ ăn cho các bạn: giáo viên sẽ múc thức ăn vào bát, đổ sữa vào ly; và trẻ sẽ bưng đến bàn của các bạn. Trẻ mặc đồng phục như một người chăm nuôi thật sự. Sau đó, những trẻ phục vụ của ngày sẽ tập trung đứng trước lớp và đồng thanh chúc các bạn ăn ngon miệng, và các bạn sẽ đồng thanh cám ơn. Trước khi ăn, người Nhật nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn sẽ nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo.

      [Sức khỏe 24h Trẻ Nhỏ] Dạy con kiểu Nhật và những quy định ngầm khi nuôi con kiểu Nhật Img52755QDEAA-1368072614-nuoiconkieunhat3

      Trẻ em từ 3 tuổi trở lên được hướng dẫn tự ăn mà không cần người lớn bón, tự đem khay sau khi ăn đến nơi dọn dẹp, tự mặc quần áo, tự trải ga trải giường, tự gấp gối và nệm sau giấc ngủ trưa. Có thể nói, ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp (lời cám ơn và xin lỗi), tinh thần trách nhiệm với công việc (mặc đồng phục), chia sẽ trách nhiệm trong tập thể (lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự phục vụ bản thân).

      Tiểu học và Trung học

      Ở tiểu học, trẻ em Nhật bản được học về hành vi trong đời sống hàng ngày, sự cảm nhận và phán đoán về đạo đức, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh.

      Lên cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật, v.v.

      Đạo đức ở Nhật Bản là một môn học bắt buộc và được chú trọng nhưng lại không có giáo trình thống nhất. Điều này giúp thầy cô linh hoạt thiết kế bài giảng cho phù hợp với học sinh. Nhưng các chủ đề đạo đức trẻ em Nhật Bản được học phải bao gồm: phân biệt đối xử người thiểu số, tình bạn, bắt nạt học đường, vai trò giới tính, v.v.

      Hoạt động lớp học bao gồm các bài giảng, thảo luận các câu hỏi như “Liệu việc một người đàn ông khóc có được xem là hành vi được chấp nhận?”, “Nếu bạn ngồi một mình trong lớp, em sẽ làm gì?”, đến việc giải thích các thành ngữ, thăm quan bảo tàng, viết những lá thư ẩn danh miêu tả những điểm tốt về các bạn cùng lớp…

      Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản tùy độ tuổi còn được học cẩm nang hành động bao gồm những hành động nào nên làm và không nên làm. Ví dụ: Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay. Không được làm tổn hại đến những sản phẩm/ vật chất công cộng, vì thế ở Nhật Bản nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, nhiều cây hoa cảnh khoe màu sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi không hề mất một quả, không bị bẻ một bông đẹp…

      Hoạt động ngoại khóa

      Quan trọng không kém là việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa. Một trong những hoạt động phổ biến tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao trường mỗi năm, bắt đầu từ tiểu học. Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.

      Bắt đầu từ trung học, các trường tổ chức nhiều câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, và các câu lạc bổ theo sở thích khác. Học sinh Nhật đặc biệt xem trọng các hoạt động ngoài giờ không kém các lớp học chính thức. Chính những hoạt động tập thể này sẽ giúp học sinh hiểu rõ về sự tập trung, nỗ lực vì bản thân, phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm, cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn tập thể.

      Ngoài ra, tất cả các hoạt động hàng ngày đều được các thầy cô lồng ghép môn học đạo đức vào đó để dạy học sinh. Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn trường lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu vực công cộng như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học… Các hoạt động này sẽ giúp học sinh hiểu về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân, và việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.

      Việc thứ hai trong hoạt động hằng ngày liên quan đến chăm sóc các sinh vật. Học sinh cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho cây suốt năm học, nhiều khi cả trong kỳ nghỉ. Học sinh được làm quen và phát triển tình cảm đối với môi trường tự nhiên, động thực vật và nhờ vậy học cách trân trọng đời sống.

      Quy định ngầm khi nuôi con kiểu Nhật

      Theo các chuyên gia giáo dục sớm theo phương pháp Glenn Doman, nuôi dạy con của các bà mẹ Nhật có 5 điểm đặc biệt thú vị.

      Bài viết là những tổng hợp về 5 điều khác nhau quan trọng nhất trong việc nuôi dạy con cái ở phương Đông và phương Tây theo quan điểm của Kris Kosaka – một bà mẹ người Mỹ hiện đang sống ở Nhật Bản.

      1. Cuộc chiến hộp cơm trưa

      Hầu hết bạn bè tôi ở Mỹ đều có vài ba câu chuyện nhớ đời về việc giúp con ngủ riêng. Họ thường kể những câu chuyện này bằng niềm tự hào và sự hài hước, về những khó khăn, khổ sở mà họ đã trải qua trong việc giúp trẻ ngủ một mình, tách khỏi chiếc nôi.

      Câu chuyện về những chiến dịch dụ dỗ trẻ vào giường và lịch trình đi ngủ của chúng luôn làm tôi chán ngấy, bởi những bà mẹ Nhật điển hình thậm chí không bao giờ phải to tiếng với con về chuyện này. Nếu bạn đang nuôi con ở Nhật, thức ăn mới là thứ khiến bạn bị ám ảnh.

      Người Nhật dự trù phải nạp khoảng 30 loại thức ăn khác nhau vào cơ thể mỗi ngày. Họ có nhiều cách để dụ dỗ một đứa trẻ ăn rau củ mà không làm chúng mảy may nghi ngờ. Chính mắt tôi đã nhìn thấy những chiếc bánh làm từ cải bó xôi, những miếng cà rốt cắt thành hình máy bay đầy hấp dẫn hay hình Hello Kitty làm từ súp lơ.

      “Cuộc chiến hộp cơm trưa dễ thương” bắt đầu trở nên dữ dội khi con bạn vào mẫu giáo. Trận chiến này sẽ không dừng lại cho tới khi chúng tốt nghiệp đại học. Nếu bạn là một bà mẹ ở Nhật Bản, bạn sẽ bị người khác ngầm đánh giá về khả năng làm một hộp cơm trưa hấp dẫn mà vẫn phải đủ chất.

      Bạn có thể lựa chọn không tham gia vào một “cuộc chiến” như thế này khi bạn phải nuôi con ở một đất nước khác. Giống như một người bạn Anh của tôi giải thích: “Tôi sẽ giả vờ là không hiểu những nghĩa vụ mà tôi không đồng tình”. Tuy nhiên, sau khi suy xét về việc người Nhật coi trọng tầm quan trọng của thực phẩm, tôi lịch sự đề nghị bạn nên đeo tạp dề và bước vào “cuộc chiến” này.


      2. “Trường học thang cuốn” và “Kyōiku Mama”

      Kyōiku Mama là cụm từ thường dùng để nói về những bà mẹ bị ám ảnh bởi giáo dục. Ở Nhật Bản, không có bà mẹ nào hoàn toàn miễn dịch với hội chứng “Kyōiku Mama”. Khi mà những người đàn ông Nhật phải đi làm suốt ngày thì trách nhiệm nuôi dạy con cái thường được giao hoàn toàn cho các bà mẹ. Một số người đã thực hiện trách nhiệm này với sự khắt khe của một samurai.

      Vâng, nếu như những ông bố bà mẹ ở Mỹ hay Canada thường áp dụng các phương pháp nuôi dạy trong cuốn sổ tay Mensa cho đứa con 3 tuổi của mình hay cho chúng nghe Baby Einstein từ khi chúng mới chỉ nhỏ bằng hạt đậu trong bụng mẹ thì ở Nhật Bản, với hệ thống trường lớp không-có-cơ-hội-thứ-hai, những “bà mẹ phát điên lên vì giáo dục” là một khái niệm quen thuộc.

      Hầu hết chúng tôi – những bà mẹ người nước ngoài ở Nhật Bản đều cố gắng cho con vào những trường có nói tiếng mẹ đẻ của chúng tôi và những hình thức học tại nhà lại trở thành một lựa chọn mà nhiều người trong số chúng tôi phải chọn.

      Với tư cách là một giáo viên, tôi từ chối đưa ra bất cứ lời khuyên cụ thể nào về việc nuôi con và dạy con. Đơn giản là có quá nhiều cách làm đúng. Mỗi bà mẹ đều phải nghiên cứu, xem xét, cân nhắc và vật lộn với những lựa chọn cụ thể ở đất nước này.

      Hãy nhớ rằng khi thiên thần bé nhỏ của bạn đã có thể bập bẹ được những từ có nghĩa, đó cũng là lúc bạn phải đưa ra những sự lựa chọn khó khăn về việc giáo dục và làm mẹ ở Nhật Bản – những lựa chọn dường như hoàn toàn xa lạ với cách mà bạn đã từng được nuôi dạy ở quê hương mình.

      3. Lòng kiên nhẫn của các bà mẹ

      Một trong những điều khó chấp nhận nhất với tôi là ý thức chung của người Nhật Bản về việc làm mẹ, đó là sự tin tưởng tuyệt đối vào tính kiên nhẫn. Tôi đã được đào tạo một cách kĩ lưỡng cách nuôi dạy con cái để chúng thích nghi với việc sống trong một đại gia đình, đầy những anh chị em họ ở Mỹ. Tôi được đào tạo để trở thành một vú em biết đưa lời khuyên cho việc thuê trại, cắm trại. Tôi là giáo viên dạy bơi cho bọn trẻ và sau đó cũng là người dạy chúng học. Nhưng chưa một lần nào tôi nhìn thấy một bà mẹ Mỹ điềm tĩnh chấp nhận những hành động quá khích của một đứa trẻ đang tức giận. Thế nhưng, đã nhiều lần trong suốt những năm nuôi con nhỏ ở Nhật Bản, tôi từng được chứng kiến nhiều cảnh tượng điển hình cho lòng kiên nhẫn của những bà mẹ ở đất nước này.

      Sự bất ngờ của tôi dần trở thành sự thấu hiểu, nếu không muốn nói là sự chấp nhận. Tôi nhận ra rằng sự chịu đựng và chấp nhận đó thể hiện sức mạnh của những bà mẹ nơi đây. Tôi học được cách không trừng phạt con khi chúng có những hành động quá khích nếu con còn nhỏ, mà hãy bình tĩnh nắm chặt tay chúng cho tới khi những cảm xúc đó qua đi, giống như tôi đã từng quan sát điều đó ở một bà mẹ Nhật. Tôi học được rằng nhẫn nại có thể là một đức tính của một bà mẹ, nhưng trên hết, tôi biết rằng không có ý thức chung nào về tình mẹ. Chỉ có cái gì là hiệu quả với bạn và với đứa trẻ của bạn.

      4. Những quy định ngầm


      Để làm một bà mẹ ở đây nhất là làm mẹ lần đầu, bạn phải biết rằng luôn có những quy tắc dù không được nói ra nhưng bạn phải tuân theo khi làm một điều gì đó ở Nhật Bản. Đó có thể là việc đi giày trong nhà, việc phải may những chiếc túi đến trường theo đúng chuẩn chiều dài, chiều rộng, việc phải làm tình nguyện cho đội bóng của các bà mẹ hay cách mà các trường ở Nhật giải quyết chuyện bắt nạt lẫn nhau. Ngoài ra, còn có những quy định nghiêm khắc đối với các môn thể thao và các hoạt động ngoại khóa khác – những quy tắc mà nhiều người trong số chúng tôi không thể hiểu nổi.

      Trước khi bạn bắt đầu cho con tham gia bất cứ khóa học hay ngôi trường nào ở Nhật Bản, hãy nghiên cứu tất cả những quy tắc ngầm ấy. Dự đoán những vấn đề trước khi chúng xảy ra và thảo luận với chồng bạn về cách giải quyết. Đừng đợi tới khi bạn gặp phải chúng trên đường đi. Hãy chuẩn bị cho những trở ngại chắc chắn sẽ đến và lên kế hoạch đề phòng
      chúng.

      5. Xã hội trọng con hơn chồng

      Người phương Tây quan niệm rằng mối quan hệ vợ chồng là nền tảng cho một gia đình. Một mối quan hệ hạnh phúc, lành mạnh giữa vợ và chồng sẽ nuôi dưỡng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái và việc giữ lửa hôn nhân sau khi con cái rời khỏi vòng tay họ là một trong những điều quan trọng nhất. Sắp xếp thời gian dành cho một nửa của mình ngoài thời gian dành cho con cái được xem là một yếu tố cần thiết để giữ cho gia đình êm ấm, hạnh phúc.

      Tuy vậy, một khi đã làm mẹ ở Nhật Bản, bạn không còn thực sự là một nửa của chồng mình. Bạn sẽ là mẹ của con mình nhiều hơn. Bạn sẽ giao lưu thường xuyên với mẹ của bạn con mình, còn chồng bạn sẽ “kết thân” với cơ quan. Hố ngăn cách giữa một cặp vợ chồng Nhật Bản lớn dần bởi vì xã hội khuyến khích sự tách biệt này.

      Hãy tìm kiếm thứ hữu ích cho bản thân và chồng bạn để giữ gìn hạnh phúc gia đình bất chấp việc thiếu sự ủng hộ của xã hội. Không có sự hỗ trợ của vú em trong 8 năm đầu làm mẹ, tôi và chồng đã phải tìm ra những cách sáng tạo để làm mới quan hệ vợ chồng. Chúng tôi có những buổi hẹn hò riêng như xem phim tại nhà sau khi bọn trẻ đã đi ngủ hay đi dạo trên bãi biển vào sáng sớm. Ở bất cứ quốc gia nào, việc làm cha mẹ cũng gây ảnh hưởng tới mối quan hệ vợ chồng, nhưng ở Nhật Bản, bạn sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để bảo vệ nó.

      Dù mẹ bạn ở đâu – phương Đông hay phương tây, miền Bắc hay miền Nam, ở Nhật Bản hay ở một nơi nào khác, hãy nâng ly chúc mừng nhân ngày của những bà mẹ vào tháng Năm và nói lời cảm ơn về những nỗ lực và hi sinh không ngừng của họ.

      Có Thể Bạn Quan Tâm

      Đang tải...