Đăng Nhập

Vui lòng khai báo chính xác tên truy cập và mật khẩu!

Quên mật khẩu?

Đăng Ký

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký!

  

  • sadasd

    [Quảng cáo - Rao vặt] Cách nuôi chim yến trong nhà có hiệu quả

      yensaohoanggiaphat

      số bài gửi : 8

      Points : 24

      Reputation : 0

      Join date : 2017-03-20

      #1

       Tue Mar 28, 2017 1:35 pm

      YẾN SÀO HOÀNG GIA PHÁT
      NGHỀ NUÔI CHIM YẾN NHƯ THẾ NÀO?

      Nghề nuôi chim yến đang đem lại lợi nhuận rõ rệt cho cá nhân và doanh nghiệp nhưng để xây dựng được một nhà yến thành công, cho một năng suất tối đa đồng thời chi phí đầu tư phải thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Các bạn không biết mình sẽ phải làm như thế nào, bắt đầu ra sao?
      Xây một nhà nuôi chim yến không đơn giản như xây một ngôi nhà bình thường mà cần phải nắm rõ về kỹ thuật nuôi chim yến. Cần tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố và quy trình kỹ thuật từ việc chọn vị trí, thiết kế nhà nuôi yến, dẫn dụ chim vào ở đến cách chăm sóc, lắp đặt các trang thiết bị cần thiết, bảo vệ yến khỏi các yếu tố xâm hại, dịch hại, kỹ thuật quản lý, thu hoạch tổ…
      Tùy từng người có điều kiện kinh tế khác nhau, tùy từng vùng miền có điều kiện khí hậu khác nhau, ta có thể xây dựng những căn nhà yến khác nhau vừa phù hợp với điều kiện khu vực đó, vừa phù hợp với túi tiền của mình, mà vẫn bảo đảm được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật( nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm.....)

      QUY TRÌNH THI CÔNG MỘT NHÀ YẾN
      1. Khảo sát vị trí:
      Xác định vị trí và khu vực xây nhà yến là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành bại trong nghề nuôi chim yến. Nhà yến ảnh hưởng tới tốc độ phát triển quần đàn chim yến và năng suất chất lượng của tổ yến. Do đó, để chọn được vị trí tốt nhất cần đánh giá các tiêu chí về sự phân bố của chim yến, nguồn thức ăn cho chim yến, điều kiện khí hậu, môi trường xung quanh… Sau đó đối chiếu với các thông số môi trường, khí hậu tiêu chuẩn để đánh giá xem xét có thích hợp hay không, từ đó quyết định vị trí xây dựng nhà yến.
      Việc khảo sát chọn vị trí phải làm lặp lại nhiều lần ở nhiều vị trí, khu vực khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau, sau đó thống kê tổng kết, đánh giá và lựa chọn một hoặc hai vị trí thích hợp nhất trong số các vị trí đã khảo sát để quyết định đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến
      + Điều kiện khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa hàng năm.
      + Môi trường sống phù hợp điều kiện sinh sản, bắt mồi của chim yến (thảm thực vật, mặt nước), tránh các tác động ảnh hưởng môi trường (tiếng động, khói bụi, hóa chất, chất thải công nghiệp,…).
      + Sự phân bố của chim yến, có thấy chim yến đi ăn tại khu vực khảo sát khi phát âm thanh dẫn dụ
      – Thời gian khảo sát: Khoảng thời gian lý tưởng để kiểm tra là 5h30 đến 9h30 và 16h00 đến 18h00 trong ngày.
      – Số lần khảo sát: Tốt nhất cần khảo sát nhiều lần chia ra nhiều ngày.Sau khi khảo sát ghi lại các số liệu về điều kiện khí hậu, môi trường sống, sự phân bố của chim yến, mật độ chim xuất hiện theo từng lần khảo sát, từ đó có thể phân tích đánh giá chọn ra vị trí ưu điểm nhất để quyết định đầu tư.

      2. Thiết kế bản vẽ nhà yến:
      Sau khi khảo sát được vị trí thích hợp để xây nhà yến, chúng tôi sẽ tư vấn và lên bản vẽ thiết kế nhà yến cho phù hợp với khả năng của chủ đầu tư, điều kiện khí hậu và môi trường của từng vùng...

      3. Xây dựng nhà yến:
      Phần xây:
      - Nên làm tường 2 lớp, thông gió chéo, mái đỗ sàn có lớp đệm để bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm cho một quá trình lâu dài.
      - Chống thấm và thoát nước mặt sàn tốt (phần quan trọng), có nhiều cách làm bảo đảm và tiết kiệm như sử dụng lưới, nylon…
      - Bố trí hồ nước trong nhà (tầng trệt) để duy trì nhiệt độ, độ ẩm ổn định, hỗ trợ hệ thống tạo ẩm.- Độ cao mỗi tầng trung bình 3m đến 3,5m.
      - Phòng lượn thông suốt, bảo đảm cho chim sải cánh thoải mái, diện tích tối thiểu 20m2. Độ cao tối thiểu 2m tính từ mái sân thượng, bố trí thông gió, cách nhiệt.

      4. Lắp đặt các hệ thống và trang thiết bị bên trong nhà yến:
      Phần gỗ:
      - Là phần quan trọng do chim trực tiếp làm tổ, được gắn trực tiếp lên trần nhà theo quy cách 30 x 90cm; 40 x100cm; 40 x 120cm.
      - Loại gỗ sử dụng cho nhà yến phải là gỗ chuyên dụng nhà yến đã qua sấy khô, bào rãnh cho chim bám. Mặt gỗ rộng 15; 20cm, dày 2cm. Phần mặt dài của ô gỗ (90,100,120) phải đặt vuông góc với hướng vào của chim (song song với miệng lỗ).
      - Lắp gỗ phải bảo đảm vuông góc, đều, không được hở trần.
      Phần âm thanh:
      - Loa góc trong nhà: Sử dụng loại loa chuyên dụng, lắp và đi dây theo bản vẽ chi thiết của kỹ thuật. Trung bình 100m2 sử dụng 30 cặp loa. Đi dây theo chuẩn Hifi.
      - Loa dẫn dụ: Sử dụng những loại loa chuyên dụng công xuất lớn hơn loa góc, đặt tại những vị trí thông tầng, thông phòng để trung chuyển chim vào hệ thống loa góc sinh sống.
      - Loa miệng lỗ: Sử dụng một loa đặc biệt âm thanh lớn làm loa trung tâm miệng lỗ (loa hút chim), bên cạnh đó hỗ trợ bằng 2 loa dẫn dụ.
      - Loa mái nhà: Loa có tần số cao để gọi chim từ xa về tập trung trên mái nhà yến,thông thường sử dụng loại loa có họng dài để khuếch đại tần số, làm bằng nhựa hoặc gang, chống được nước mưa, đế thạch anh tạo độ bền cao, đặt trên đỉnh mái nhà, có độ nghiêng để nâng cao tần số khuếch đại và giảm tiếng ồn.
      - Ampli: Sử dụng ampli riêng biệt cho mỗi hệ thống loa trong nhà yến. Loại ampli chuyên dụng có đầu đọc USB, thẻ nhớ. Điều chỉnh âm lượng của từng hệ thống sao cho phù hợp, giảm dần từ loa mái nhà vào đến loa góc.- Tiếng chim: Gồm tiếng ngoài nhà, tiếng trong nhà và tiếng miệng lỗ .
      Phần tạo ẩm Gồm hệ thống tạo ẩm trong nhà, ngoài nhà yến
      - Trong nhà yến: Dùng pet phun sương hoặc một số máy phun sương chuyên dụng để duy trì độ ẩm ổn định, tránh phun gần phần gỗ hay để đọng nước ra sàn. Không được phun qúa nhiều, tùy theo thời điểm khí hậu và đặc điểm địa lý để cài đặt giờ phun hoặc mức phun tự động.
      - Ngoài nhà yến : Làm mát hệ thống mái nhà, cho chim tắm trong những ngày nắng nóng. Sử dụng những béc phun lớn tạo hơi sương, hạ thấp nhiệt độ và nâng độ ẩm cho một khoảng không khí bảo phủ quanh mái nhà, giúp chim cảm nhận được sự khác biệt so với những vùng lân cận.
      - Hỗ trợ cho hệ thống tạo ẩm bằng hồ nước, thùng nước đặt trong nhà (tránh làm hồ nước những tầng trên).
      - Làm hào nước quanh nhà để ngăn chặn kiến, gián, chuột và hỗ trợ luồng không khí mát cho hệ thống thông gió.
      Phần hóa chất nhà yến : gồm 2 loại
      - Hóa chất tạo mùi: Tạo mùi bầy đàn, xóa đi những mùi không cần thiết như mùi gạch đá xi măng, mùi do thi công, mùi gỗ…Tạo nên một bầu không khí như có hàng trăm cặp chim đang ở trong nhà. Thông thường sử dụng 4 loại kết hợp: KW3, PW, bột mùi (trắng) và phân chim thật.
      - Hóa chất kích thích (hormone; pheromone): kích thích tuyến nước bọt, tạo mùi hưng phấn cho chim ở lại và làm tổ.Sử dụng nhiều trong trong trường hợp chim vào nhà nhiều nhưng ít ở, ít làm tổ.

      5. Những thiết bị phụ trợ khác cho nhà yến:
      - Timer: Cài đặt hệ thống tự vận hành cho nhà Yến.
      - Đèn chống cú: bàn chông chống cú: Ngăn không cho chim săn mồi bay vào nhà Yến.
      - Lọc nước: Chống phèn, tạo nguồn nước sạch cho hệ thống tạo ẩm hoạt động tốt.
      - Camera: đầu ghi: Giúp theo dõi nhà Yến từ xa, tránh ra vào làm ảnh hưỡng tới chim trong thời gian đầu thăm dò nhà Yến.
      - Bộ dự trữ điện: Có thể dùng bình Acquy xe hơi kết hợp với Inverter tự động đảo chiều để duy trì cho hệ thống âm thanh hoạt động những khi mất điện.
      - Tổ giả: Gắn gần loa trong nhà để chim yên tâm ở lại trong thời gian chưa làm tổ, và những con chim non tự tin quẹt tổ trong lần đầu sinh sản…

      CHÚNG TÔI CHUYÊN THI CÔNG NHÀ YẾN Ở VÙNG CÓ KHÍ HẬU LẠNH
      Trước đây các nhà khoa học khuyến cáo chim yến chỉ nuôi được từ Phú Yên trở vào. Bởi chim yến thích hợp với khí hậu nóng, nhiệt độ cao. Khu vực phía Bắc đèo Hải Vân trở ra khí hâu lạnh nên chim non chết, chim trưởng thành không kiếm được thức ăn sẽ di cư.
      Nhưng hiện nay sự hiện diện của hơn 40 nhà yến nằm ở các tỉnh phía Bắc miền Trung từ đèo Hải Vân trở ra là Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Gia Lai, Kon Tum và Ban Mê Thuột thì các nhà khoa học đều nhận định rằng ở vùng nào sản sinh được mồi ăn côn trùng tự nhiên phong phú dồi dào là chim yến tìm đến và có điều kiện là chúng định cư. Trong mùa nắng, vùng này có nguồn thức ăn côn trùng tự nhiên dồi dào và đa dạng. Chim yến bay theo những luồng thức ăn côn trùng vào giữa mùa xuân, hè và thu, chúng trụ lại để làm tổ sinh sản trong những nhà bỏ hoang hay những nhà yến do chủ đầu tư xây dựng tại những khu vực này. Khi định cư chim yến gần như sống suốt đời vì chim yến là loài chim làm tổ để sinh sản duy trì nòi giống không phải làm tổ để ở như những loại chim di trú, thiên di hàng năm. Chim yến phải chấp nhận sống trong những ngày của mùa đông khắc nghiệt và có thể chết nếu không có nguồn năng lượng đủ bù đấp cho tiêu hao chống chọi với cái lạnh, trừ khi chúng nhìn thấy trước có những nơi ở khác có môi trường tốt hơn để di chuyển đến trước mùa đông.
      Chính vì vậy khi quyết định đầu tư xây nhà yến ở vùng này nên tính toán đến cấu trúc xây dựng phù hợp với môi trường tại chỗ, nhằm khắc phục được nhiệt độ nắng nóng trong mùa hè (phun sương tạo độ ẩm, bố trí hồ nước, lỗ thoát khí hợp lý tạo sự luân chuyển không khí...) và cái lạnh giá buốt trong mùa đông (dùng máy sưởi cho chim yến, tạo nguồn thức ăn cho chim yến ngay trong nhà nuôi chim yến...).

      Thông qua vài kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà mà chúng tôi chia sẻ ít nhiều cũng giúp các bạn hiểu hơn và có cái nhìn tổng quan về nghề có nhiều tiềm năng phát triển và mang lại nguồn lợi nhuận ở nước ta hiện nay. Chúng tôi luôn mong muốn các bạn sẽ có được những nhà yến thành công.

      Mọi chi tiết xin liên hệ sẽ được tư vấn miễn phí

      Hotline:0977020179 - 0907885854

      Website: yensaohoanggiaphat.weebly.com

      Có Thể Bạn Quan Tâm

      Đang tải...